SEO Trends 2022

?? Năm 2021, Đại dịch, giãn cách xã hội, Work from home đã làm đảo lộn cuộc sống cũng như cách làm việc của các anh em SEOs.
? Điểm nhấn trong một năm “nghỉ tết dài hơn nghỉ hè” chính là sự ảnh hưởng ngày cảng tăng của AI, trợ lý ảo đến thứ hạng tìm kiếm, cách hiển thị các câu trả lời trên SERP.
? Bên cạnh đó các bản cập nhật cốt lõi tháng 6, tháng 7, Link Spam Update, các thuật toán về trải nghiệm trang… khiến công việc SEO ngày càng khó khăn.
??Đã đến lúc phải rời khỏi năm 2021, trong bài viết này cùng xem xét những bản cập nhật có khả năng trở thành SEO Trends trong năm 2022.
seo, seo google, seo website, dịch vụ seo, seo lên top, từ khóa seo, search console google, seoquake, dich vu seo, seo web, dịch vụ backlink, seo 2021, seo local, dịch vụ seo website, dịch vụ seo tổng thể, marketing seo, dịch vụ seo chuẩn sento ads, website auditor, công ty seo, dịch vụ seo từ khóa uy tín ladigi, seo tổng thể, dịch vụ seo digimax, dịch vụ seo giá rẻ, web seo, seo web hiệu quả, seo shopee, dịch vụ seo uy tín seotoro
Mục lục:
  1. SEO Trend 1:MUM (Multitask United Model)
  2. SEO Trend 2: Index Now Protocol
  3. SEO Trend 3: LaMDA (Language Model for Dialogue Applications)
  4. SEO Trend 4: Cập nhật Giao diện SERP
  5. SEO Trend 5: Nội dung hướng đến người dùng
  6. Những Update cần chú ý
——————–

1. MUM (Multitask United Model)

MUM (Multitask United Model) được giới thiệu lần đầu tiên tại Google I/O 2021- Mô hình đa nhiệm giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin qua hệ thống máy học và AI.

(MUM) Mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên mới của Google “mạnh hơn 1.000 lần so với BERT và có thể thực hiện đa nhiệm để trả lời các truy vấn tìm kiếm theo những cách mới….

MUM có khả năng phân tích video, hình ảnh và văn bản trong 75 ngôn ngữ để cung cấp những câu trả lời liên quan nhất cho các tìm kiếm phức tạp.” – Prabhakar Raghavan, Head of Search at Google

Những update gần đây cho thấy, AI có thể “nghe” và “giao tiếp” với người dùng qua LaMDA; “quan sát” và “tự học hỏi” qua BERT và MUM.
MUM có khả năng thay đổi lịch sử ngành “tìm kiếm” với thế hệ Web kết hợp AI. 3 điểm chính của MUM:

THING TO KNOW

Tính năng “Thing to know” sẽ hiển thị hành trình tìm kiếm mà MUM nghĩ rằng sẽ phù hợp với người dùng thay vì nhiều câu trả lời cho cùng 1 vấn đề như hiện tại.
Với các máy học và AI, Google có thể xác định nơi người dùng muốn đến, các trang người dùng muốn đọc và hiển thị chúng trên bảng kết quả .

TOPIC ZOOMING

Topic Zooming cho phép người dùng thu hẹp hoặc mở rộng chủ đề tìm kiếm, tiếp tục hoặc kết thúc các chủ đề không liên quan đến truy vấn.
MUM có thể gợi ý một số câu trả lời khác nhau cho truy vấn hiện tại và các truy vấn tiếp theo của người dùng.

VISUAL SEARCH

Visual Search giúp các kết quả trở nên trực quan hơn cho người dùng khi trả về các kết quả bao gồm cả hình ảnh, video, văn bản…

“Cuối cùng, bạn có thể chụp ảnh đôi ủng đi bộ của mình và hỏi, “ tôi có thể sử dụng nó để leo núi Phú Sĩ không?”
MUM kết nối hình ảnh (đôi ủng) với câu hỏi của bạn để cho bạn biết rằng đôi ủng đó sẽ hoạt động tốt và sau đó, nó có thể hướng bạn đến 1 blog có danh sách các đồ dùng cần thiết cho việc leo núi” – Prabhakar Raghavan, Head of Search at Google

Google vẫn đang thử nghiệm MUM nhưng dự kiến ​​nó sẽ sớm được áp dụng và trở thành một phần của hệ sinh thái Google Tìm kiếm.

2. Index Now Protocol

IndexNow là một giao thức ping tương đối mới đã được Bing, Yandex áp dụng và hiện đang được Google thử nghiệm.
Với IndexNow, các trang web có thể gửi danh sách chỉ bao gồm các URL có sửa đổi hoặc cập nhật nội dung thông qua API, dẫn đến việc các công cụ tìm kiếm có thể nhanh chóng tiếp cận và lập chỉ mục những thay đổi này.
Mặt khác bản thân các công cụ tìm kiếm có thể được hưởng lợi rất nhiều từ IndexNow.
Theo số liệu từ Cloudflare, gần 1 nửa lượng truy cập internet trên toàn cầu đến từ “bot” trong đó 5% đến từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Baidu… Tuy nhiên, 53% lưu lượng của Search Engine bị lãng phí khi truy cập vào 1 website chưa cập nhật nội dung mới.
IndexNow có thể giúp các Search Engine và Website giảm thiểu tần suất truy cập lãng phí trên qua đó giảm lượng điện năng tiêu thụ.

“Điều này đặc biệt hữu ích khi các thay đổi được thực hiện đối với các Website hàng triệu (đôi khi hàng trăm triệu) URL…

Chúng tôi chỉ phải giải thích với đồng nghiệp của mình rằng: bình tĩnh chúng ta cần đợi công cụ tìm kiếm đến thu thập dữ liệu, tìm ra các URL có sự thay đổi nội dung và cập nhật chúng” – Mathews, SEO Manager at GitHub

3. LaMDA: Language Model for Dialogue Applications

LaMDA (Language Model for Dialogue Applications – Mô hình ngôn ngữ cho các ứng dụng đối thoại) được Google giới thiệu lần đầu tại hội nghị Google I/O 2021. LaMDA được thiết kế để thực hiện các cuộc trò chuyện mở với người dùng mà không lặp lại cùng một thông tin.

”LaMDA tạo ra một mô hình có thể tự huấn luyện để đọc nhiều từ (một câu hoặc đoạn văn chẳng hạn), chú ý mối quan hệ giữa các từ trong một câu và dự đoán từ nào có thể xuất hiện tiếp theo. ” – Eli Collins, Phó Chủ tịch Quản lý Sản phẩm

Nếu MUM là ý định của người dùng đằng sau các truy vấn tìm kiếm, thì LaMDA sẽ trò chuyện và đưa ra câu trả lời dựa trên những gì người dùng cung cấp.

4. Cập nhật Giao diện SERP

Các công cụ tìm kiếm hiện đại không còn đơn thuần chỉ “tìm kiếm kết quả” thay vào đó chúng được mô tả rõ hơn là “công cụ trả lời được tối ưu hóa”.
Theo nghiên cứu của eMarketer, nếu ai đó muốn tìm kiếm các sản phẩm thương mại điện tử 49% sẽ bắt đầu với Amazon, hơn 40 triệu lượt tìm kiếm việc làm trên LinkedIn mỗi tuần.
Google hay các công cụ tìm kiếm đã liên tục thay đổi giao diện trang tìm kiếm của mình.
Khởi đầu chỉ với danh sách các liên kết danh lam đơn giản giờ đây bạn có thể tìm kiếm việc làm với Google jobs posting, tìm địa điểm gần tôi với Google Local Pack, tìm kiếm các câu trả lời nhanh qua Featured Snippets… các tính năng mới luôn được giới thiệu qua các năm.

5. Nội dung hướng đến người dùng

Nội dung hướng đến người dùng luôn là Trend mà các công cụ tìm kiếm hướng tới mỗi năm
Mục đích tìm kiếm và hành vi người dùng luôn thay đổi. Họ truy cập Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác để tìm câu trả lời cho các truy vấn của mình hoặc các thông tin về một chủ đề nói chung.
Khi bạn hiểu những gì người dùng cần và cung cấp cho họ câu trả lời thông qua các công cụ tìm kiếm, thì doanh nghiệp của bạn chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ đó.
Steven van Vessum- Phó chủ tịch Cộng đồng ContentKing, đưa ra lời khuyên với các chủ doanh nghiệp: bên cạnh việc hiểu người dùng đang tìm gì, họ cũng nên lưu ý tới loại nội dung ưa thích của khách hàng như (video, podcast, bài báo, v.v.) và phân phối chúng một cách phù hợp.
Alexander Kesler- Giám đốc điều hành INFUSEmedia, đã đưa ra một số lời khuyên bổ sung về mục đích tìm kiếm. Theo ông, điều quan trọng mà các doanh nghiệp nên tập trung đó chính là phân tích hành trình mua hàng và dữ liệu tìm kiếm của người dùng.
Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được “ngôn ngữ của khách hàng” thông qua các cụm từ tìm kiếm, mức độ tương tác, thời gian trên trang.
Việc tổng hợp dữ liệu sẽ giúp thành lập bản đồ nội dung ứng với mỗi giai đoạn khác nhau của khách hàng.

6. Những Update cần chú ý

Mỗi năm, thuật toán của Google hay các công cụ tìm kiếm được cập nhật liên tục để đảm bảo các thông tin phù hợp và đáng tin cậy nhất được xuất hiện trên trang kết quả.
Trong phần này, cùng điểm lại các update SEO quan trọng có khả năng trở thành xu hướng trong 2022

UPDATE TRẢI NGHIỆM TRANG

Google bắt đầu tung ra bản cập nhật Trải nghiệm trang vào tháng 6 năm 2021 và thông báo hoàn thành vào ngày 2 tháng 9.
Với bản cập nhật này, các nhà tiếp thị có thể thấy điểm số Trải nghiệm trang trong trong Google Search Console.
Các điểm chính của Page Experience:
  • Core Web Vitals: Tập hợp các chỉ số đánh giá hiệu suất SEO của Website.
  • Khả năng sử dụng trên Mobile: Website phải hoạt động tốt trên thiết bị di động
  • Vấn đề bảo mật: Bất kỳ 1 lỗi nào về bảo mật đều sẽ khiến website không được đánh giá tốt.
  • HTTPS: Website phải cài đặt HTTPS để đảm bảo cho quá trình “trải nghiệm trang” của người dùng.
  • Trải nghiệm quảng cáo: Website không được sử dụng các kỹ thuật quảng cáo gây mất tập trung hoặc làm gián đoạn nội dung gây cảm giác khó chịu cho người dùng.

GOOGLE’S LINK SPAM

Google thông báo bản cập nhật “Spam link” sẽ được áp dụng từ ngày 26-07 và cần ít nhất 2 tuần để triển khai trên các ngôn ngữ khác.
Bản cập nhật mới giúp Google nhanh chóng xác định và loại bỏ các Spam Link một cách chính xác và hiệu quả hơn.
Google khuyến nghị các chủ Website cần phân loại Link trước khi liên kết đến các website khác.
Các liên kết bắt buộc phải thêm các thẻ thuộc tính “rel” thích hợp để thể hiện giá trị của liên kết đó. Đặc biệt là các thuộc tính sponsored, affiliate.
Dưới đây là những gì Google đề xuất cho từng loại liên kết:
  • Link Affiliate: Các website tham gia vào chương trình tiếp thị liên kết phải thêm thuộc tính rel= “sponsored” vào liên kết.
  • Link quảng cáo: Các bài viết quảng cáo phải được đánh dấu bằng thẻ rel = “sponsored”.
  • Link Guest Post: Các bài guest post phải được đánh dấu bằng thẻ rel = “nofollow”.
Google cho biết, họ có thể phạt thủ công khi tìm thấy các website không phân loại link một cách hợp lý.

PRODUCT REVIEWS UPDATE

Bản cập nhật được phát hành vào ngày 8 tháng 4 năm 2021 và nhắm mục tiêu vào các dạng nội dung kém chất lượng, nội dung mỏng khi chỉ giới thiệu. đánh giá chung chung cho 1 loạt sản phẩm.
Google đưa ra khuyến nghị khi viết nội dung giới thiệu, đánh giá sản phẩm:
  • Cho biết sản phẩm trông như thế nào về mặt thực tế hoặc cách sử dụng sản phẩm với nội dung độc đáo ngoài những gì nhà sản xuất cung cấp?
  • Cung cấp các phép đo định lượng về sản phẩm
  • Giải thích điều gì làm cho một sản phẩm trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh?
  • Đề cập đến các dòng sản phẩm tương tự, giải thích sản phẩm nào có thể tốt nhất cho các mục đích sử dụng nhất định?
  • Đưa ra lợi ích và hạn chế của một sản phẩm cụ thể, dựa trên nghiên cứu về nó?
  • Mô tả quá trình phát triển của sản phẩm, so sánh với các phiên bản trước đó.
  • Mô tả các thiết kế của sản phẩm và ảnh hưởng của chúng đối với người dùng ngoài những gì nhà sản xuất nói?

PASSAGE RANKING

10 tháng 2, Google đã thông báo cập nhật “Passage Ranking” coi các đoạn văn trong các trang trên website là một yếu tố xếp hạng bổ sung
Passage Ranking giúp Google tìm kiếm theo ngữ cảnh cúng mức độ liên quan theo từng đoạn văn riêng lẻ trong một bài viết để tìm câu trả lời thích hợp cho người dùng.
Tuy nhiên, đây không phải là một quá trình lập chỉ mục và xếp hạng riêng biệt. Quá trình hiểu các đoạn văn riêng lẻ sẽ diễn ra sau khi Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục các trang.
Với bản cập nhật này, cấu trúc bài viết sẽ trở nên quan trọng như chất lượng nội dung của nó. Bạn cần bố cục nội dung rõ ràng, sử dụng thẻ Heading nhất quán, mỗi phần, mỗi đoạn văn phải thảo luận về một chủ đề phụ.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về các xu hướng SEO trong năm tới. Cùng thảo luận về những xu hướng SEO trong năm 2022 bên dưới phần bình luận nhé.
——————————————-
Nguồn tham khảo trong bài viết
  • Ebook SEO Trends 2022 – Search Engine Journal
  • How Cloudflare Is Reducing The Environmental Impact Of Web Searches – Cloudflare
  • Major Google Algorithm Updates You Need To Know For 2022 Planning – Search Engine Journal
  • MUM: A new AI milestone for understanding information – blog google
  • Do Most Searches Really Start on Amazon? – emarketer
Call